Để đạt được mục tiêu du học tại New Zealand, không chỉ có năng lực và kiến thức mà còn cần phải chứng minh khả năng tài chính. Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu về lượng du học sinh tại xứ sở Kiwi, tuy nhiên, chứng minh tài chính vẫn là yêu cầu bắt buộc và không thể thiếu trong hồ sơ xin giấy nhập học và visa du học.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo New Zealand, Việt Nam thuộc top 5 các quốc gia có lượng du học sinh đông đảo nhất tại New Zealand. Hãy cùng Bankervn tìm hiểu thủ tục để chuẩn bị hồ sơ chứng minh tài chính theo đúng yêu cầu trong bài viết sau.
Chứng minh tài chính du học New Zealand là gì?
Chứng minh tài chính du học New Zealand là việc cung cấp các bằng chứng thể hiện năng lực tài chính của bản thân hoặc người bảo lãnh. Nhờ đó, giúp cơ quan xét duyệt thấy rằng, đương đơn có đủ khả năng chi trả học phí, sinh hoạt phí và toàn bộ các chi phí phát sinh khác trong suốt khóa học.
Tại sao phải chứng minh tài chính khi du học New Zealand?
Đây là thắc mắc thường gặp của những người mới tìm hiểu về du học các nước phát triển. Thực tế, thủ tục này rất bình thường khi đi du học. Nơi mà tình trạng lao động bất hợp pháp diễn ra rất phổ biến bằng các hình thức nhập cảnh trái phép, đi du lịch hay du học nhưng mục đích chính là làm việc, lao động bất hợp pháp hoặc nhằm thực hiện các mục đích khác.
Việc chứng minh khả năng tài chính sẽ giúp đương đơn thiết lập sự cam kết với cơ quan xét duyệt về năng lực kinh tế của gia đình. Tài chính của đương đơn phải đủ mạnh để trang trải cho việc học tập tại New Zealand. Du học sinh sẽ tập trung học thay vì phải lo lắng về kinh tế.
Ngoài ra, trên thực tế có nhiều trường hợp đi du học đúng mục đích, nhưng vì không đủ tài chính nên đi làm thêm quá nhiều, từ đó sao nhãng việc học tập. Nặng thì bỏ học, lao động bất hợp pháp, nhẹ thì kết quả học tập không tốt. Do đó, việc xét duyệt khả năng tài chính của đương đơn được coi là khâu rất quan trọng.
Quy định của New Zealand về chứng minh tài chính

Theo quy định của Chính phủ New Zealand, chứng minh khả năng tài chính du học là một phần bắt buộc khi xin du học tại đây. Có 2 cơ quan sẽ thẩm định hồ sơ năng lực tài chính là:
- Trường học khi cấp Thư chấp nhận nhập học.
- Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán khi cấp visa du học.
Hai cơ quan này cần thẩm định gia đình đương đơn có khả năng tài chính không. Có đảm bảo cho việc ăn học và toàn bộ các chi phí phát sinh trong suốt khóa học không.
Chứng minh tài chính du học New Zealand bao nhiêu tiền
Con số này phụ thuộc vào thời gian khóa học, học phí của trường, chi phí sinh hoạt tại nơi học và các chi phí khác theo quy định của địa phương. Có 2 trường hợp:
- Khóa học dưới 36 tuần: Số tiền cần chứng minh bằng toàn bộ học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế bắt buộc và các chi phí phát sinh khác cho toàn bộ khóa học.
- Khóa học trên 36 tuần: Số tiền cần chứng minh bằng toàn bộ học phí, sinh hoạt phí, bảo hiểm y tế bắt buộc và các chi phí phát sinh khác cho ít nhất 1 năm học. Ngoài ra, bản thân hoặc gia đình cần chứng minh thu nhập đủ để chi trả chi phí các năm tiếp theo.
Chi phí du học một năm theo ước tính của Bộ Giáo dục và Đào tạo New Zealand
- Học phí: tùy theo chương trình học sẽ giao động từ 22.000 – 32.000 NZD
- Phí sinh hoạt: 1250NZD/tháng. Tương dương với khoảng 15.000 NZD một năm
- Bảo hiểm y tế bắt buộc: khoảng 650 NZD
Như vậy, chi phí một năm học tại New Zealand tương đương từ 38.000 – 48.000 NZD (550 – 700 triệu). Do đó, du học sinh và gia đình phải chứng minh có ít nhất 550 – 700 triệu. Ngoài ra, nếu du học sinh có học bổng, được hỗ trợ về chỗ ở… thì có thể trừ khoản đó ra để tính số tiền cần chứng minh tài chính.
Hồ sơ chứng minh tài chính đi du học New Zealand

Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính du học New Zealand bao gồm 3 phần: sổ tiết kiệm, nguồn thu nhập và tài sản. Ba phần này có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Sổ tiết kiệm thể hiện nguồn tài chính sẵn sàng để chi trả cho toàn bộ khóa học hoặc ít nhất một năm học. Nguồn thu nhập trả lời cho câu hỏi tiền trong sổ tiết kiệm ở đâu ra và các năm tiếp theo du học sinh sẽ lấy tài chính ở đâu để chi trả cho khóa học. Cuối cùng, hồ sơ về tài sản thể hiện sự mạnh mẽ về tiềm lực tài chính của du học sinh và gia đình.
Sổ tiết kiệm – xác nhận số dư
Hồ sơ bao gồm sổ tiết kiệm và giấy xác nhận số dư song ngữ Anh – Việt. Các quy định liên quan sổ tiết kiệm như sau:
- Số tiền: tối thiểu từ 550 triệu trở lên. Khuyến khích từ 800 triệu – 1,2 tỷ.
- Người đứng tên sổ tiết kiệm: bản thân du học sinh hoặc phụ huynh học sinh.
- Ngân hàng: không yêu cầu, có thể gửi bất kỳ ngân hàng nào tại Việt Nam.
- Kỳ hạn sổ tiết kiệm và thời gian gửi tiết kiệm cho đến lúc nộp hồ sơ: theo quy định của từng trường. Thông thường, sổ tiết kiệm sẽ có thời hạn ít nhất là 6 tháng và được gửi càng lâu càng tốt.
- Liên hệ tư vấn: 0903752405 hoặc tham khảo dịch vụ chứng minh tài chính New Zealand của Bankervn tại đây.
Bằng chứng về công việc
Thu nhập của người bảo trợ tài chính thường là gia đình sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt tại Việt Nam, khoản tích lũy sẽ dành để chi trả chi phí sinh hoạt, học phí của du học sinh. Vì vậy, mức thu nhập hàng tháng phải lớn hơn chi phí sinh hoạt ở Việt Nam, học phí và phí sinh hoạt của du học sinh. Tùy theo nguồn thu nhập sẽ có hồ sơ khác nhau:
- Từ lương: hợp đồng lao động, sao kê tài khoản nhận lương
- Chủ doanh nghiệp: đăng ký kinh doanh, giấy tờ đóng thuế 6 tháng gần nhất, sao kê tài khoản cá nhân
- Hộ kinh doanh cá thể: đăng ký kinh doanh, chứng từ đóng thuế 6 tháng gần nhất, sao kê tài khoản cá nhân
- Cho thuê tài sản: giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hợp đồng cho thuê, chứng từ thanh toán 3-6 tháng gần nhất
- Nông, lâm nghiệp, tài xế tự do… xác nhận thu nhập của chính quyền địa phương
Thông thường, phần chứng minh thu nhập là khó nhất vì những đặc thù ở Việt Nam là nhiều nguồn thu nhập không chứng minh được. Với trường hợp không chứng minh được, các bạn có thể nhờ dịch vụ làm. Tuy nhiên, hãy đề phòng lừa đảo. Hơn nữa, hành vi này là vi phạm pháp luật và có thể bị phạt hình sự.
Bằng chứng về tài sản
Giấy tờ thể hiện tài sản như sổ hồng, sổ đỏ, cổ phiếu, chứng khoán… Đây là phần hồ sơ không bắt buộc, tuy nhiên, việc có nhiều tài sản sẽ giúp hồ sơ tài chính đẹp hơn. Giúp khẳng định gia đình hoàn toàn có khả năng thanh toán chi phí khi theo học tại New Zealand. Thực tế nếu cho con đi du học thì hầu hết các gia đình đều có điều kiện, việc sở hữu tài sản có giá là đương nhiên.
Câu hỏi thường gặp
Bước 1. Chọn trường và khóa học.
Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ xin thư chấp nhận nhập học
Bước 3. Nộp hồ sơ xin thư mời nhập học và nhận kết quả: 1 – 2 tuần
Bước 4. Chuẩn bị và nộp hồ sơ làm visa du học: 4 tuần trở lên
Bước 5. Nhận visa du học và chuẩn bị lên đường
So với các nước phát triển, chứng minh tài chính du học New Zealand thuộc loại khó. Nước này yêu cầu chứng minh sổ tiết kiệm, nguồn hình thành sổ tiết kiệm cũng như thu nhập hàng tháng. Họ cũng đánh giá cao các hồ sơ có tài chính mạnh mẽ, sổ tiết kiệm có số tiền lớn, gửi kỳ hạn dài. Do đó, Bankervn thường khuyến khích khách hàng mở sổ tiết kiệm duy trì.
Số tiền tối thiểu là 550 triệu – 700 triệu tùy vào khóa học, trường và thành phố theo học. Tuy nhiên, tùy vào từng hồ sơ, Bankervn sẽ tư vấn khách hàng mở sổ từ 800 triệu đến 2 tỷ đồng.
Các trường hợp được miễn giảm số tiền cần chứng minh tài chính khi đi du học New Zealand bao gồm: miễn học phí, học bổng, được tài trợ và được chấp nhận một khoản vay tại New Zealand.
Tùy theo quy định của từng trường, thông thường, sổ tiết kiệm khi xin visa du học New Zealand nên mở trước ngày nộp tầm 3-6 tháng. Tuy nhiên, sổ lùi không duy trì và rất dễ bị phát hiện. Do đó, Bankervn sẽ tư vấn gia đình du học sinh mở sổ tiết kiệm duy trì.
Du học sinh được làm thêm tối đa 20 giờ/ tuần
New Zealand rất thiếu lao động nên chỉnh phủ có rất nhiều chương trình để du học sinh ở lại làm việc sau khi học xong. Từ đó con đường định cư New Zealand cực kỳ rộng mở. Một số loại visa sau khi tốt nghiệp, du học sinh nên tham khảo như Graduate Job Search Visa hoặc Graduate Work Experience Visa