Top các lý do từ chối Visa Úc thường gặp

Với kinh nghiệm xử lý hàng nghìn đơn xin visa, Bankervn đã tích lũy được rất nhiều những tip để tránh bị từ chối thị thực Úc. Thậm chí khắc phục và hỗ trợ nộp lại cho những trường hợp đã từng rớt visa. Dưới đây, là những lý do phổ biến bị từ chối visa Úc do Bankervn tích lũy từ quá trình đó. [no_toc]

7 lý do rớt visa Úc phổ biến

Mục lục bài viết

Tài chính không đủ mạnh

Hồ sơ xin visa 114 và 838

Điều kiện đầu tiên để xin visa Úc là chứng minh có đủ khả năng tài chính. Để trang trải toàn bộ chi phí cho chuyến đi như vé máy bay, chỗ ở, chi phí di chuyển, ăn ở… cũng như các phát sinh có thể xảy ra. 

Về mặt hồ sơ, Sở di trú yêu cầu có từ 150 triệu trở lên trong tài khoản ngân hàng. Ngoài ra, đương đơn cần chứng minh có thu nhập ổn định. Mặc dù không yêu cầu chứng minh nguồn thu nhập, nhưng số tiền tích lũy được trong tài khoản ngân hàng phải hợp lý so với thu nhập hàng tháng, hàng quý, hàng năm. 

Theo kinh nghiệm của Bankervn, rất nhiều hồ sơ đẹp bị từ chối với lý do hết sức phũ phàng: quá giàu! Và sự giàu có đó không hợp lý với nguồn thu nhập và công việc như đã nêu trong hồ sơ.

Không đủ rằng buộc tại Việt Nam

Một lý do kinh điển khi từ chối visa Úc là không đủ rằng buộc quay về. Theo thông tin suy đoán của cộng đồng ưa xê dịch, nhân viên lãnh sự sẽ xét duyệt vấn đề này dựa trên tổng thể của 3 yếu tố: tình trạng gia đình, tình trạng công việc và tài sản sở hữu. 

Về nguyên tắc, có gia đình sẽ uy tín hơn chưa có gia đình. Có con cái sẽ uy tín hơn chưa có con. Tương tự, công việc ổn định với mức thu nhập đều đặn hàng tháng sẽ uy tín hơn thu nhập thất thường. Và việc sở hữu nhiều tài sản cũng là ưu điểm khi xin visa. Tuy nhiên, xuyên suốt hồ sơ vẫn phải tuân thủ nguyên tắc: “hợp lý” và “logic”

Nếu bạn đang trong lứa tuổi đi học, thì rằng buộc là trường học và gia đình. Trong thời gian này thì độc thân, không tài sản không là vấn đề. Trường hợp ngược lại mới là vấn đề. Điều này lý giải rất nhiều hồ sơ sinh viên xin visa Úc do Bankervn xử lý đậu rất dễ dàng.

Khi đi làm, nếu vừa bước chân ra làm một vài năm đã có gia đình, con cái, thì đây không gọi là rằng buộc mà là gánh nặng, là nghi vấn trong hồ sơ, liệu rằng bạn có đủ tài chính để thực hiện chuyến đi hay không. Điều này càng nghiêm trọng nếu người này lại sở hữu một đống tài sản mà không có giải trình hợp lý. 

Một trường hợp khác, nếu bạn có mức lương 50 triệu, đi làm được 5 năm mà có sổ tiết kiệm 10 tỷ thì hoàn toàn có thể bị từ chối vì lý do không logic. Thỉnh thoảng có một số khách hàng do Bankervn tư vấn, vì quá giàu nên không chịu tuân thủ quy tắc này bị rớt do quá nhiều tài sản. Nghe qua thì phi lý nhưng cực kỳ hợp lý. 

Nếu toàn bộ tài sản này có đóng thuế, đương đơn có thể cung cấp chứng từ, thì đậu visa là bình thường. Vấn đề là 99% không đóng thuế và mong muốn một điều phi lý là yêu cầu chính phủ một đất nước phát triển, thượng tôn pháp luật chấp nhận việc mập mờ của mình. 

Hồ sơ hoặc thông tin không đầy đủ

Tập hợp các lỗi như khai sai, nhầm, thiếu thông tin hoặc hồ sơ không đầy đủ, liền mạch. Lỗi này rất dễ xảy ra và cũng là lỗi dễ khắc phục để nộp lại nhất. Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, khai báo thông tin trung thực là tiêu chí rất quan trọng khi xin visa các nước phát triển. 

Không xét đến góc độ thông tin hay hồ sơ thiếu sót gì, chỉ cần xét trên khía cạnh thái độ, nhân viên xét duyệt sẽ cho rằng, đương đơn không nghiêm túc. Điều này rất dễ dẫn đến lá thư từ chối mà không cần yêu cầu bổ sung.

Giả mạo giấy tờ

Lý do giả mạo giấy tờ dành cho các trường hợp: tài liệu giả mạo, bị nghi ngờ giả mạo, thay đổi hoặc chứa thông tin sai lệch. Nhân viên xét duyệt sẽ từ chối dựa vào Tiêu chí Lợi ích Công cộng (PIC) 4020. Bao gồm việc không cung cấp đủ bằng chứng để chứng minh danh tính hoặc cung cấp thông tin giả mạo và sai lệch liên quan đến đơn xin thị thực hiện tại hoặc trong 12 tháng gần nhất.

Rất ít hồ sơ bị rớt với lý do giả mạo giấy tờ. Tùy phân tích của nhân viên xét duyệt, họ sẽ tích vào lý do này hoặc các lý do khác. Trường hợp ghi thẳng lý do giả mạo giấy tờ thì sẽ bị phạt rất nặng.

Hiện tại, tình trạng binh, dựng hồ sơ tràn lan không phải là ít. Các giấy tờ nhà đất, sao kê ngân hàng, sổ tiết kiệm, thậm chí trình độ học vấn cũng bị làm giả. Và việc sử dụng các giấy tờ giả mạo tùy mức độ sẽ bị cho vào danh sách đen của Sở di trú. Không những vậy, có thể đối diện với luật hình sự Việt Nam.

Không bổ sung theo yêu cầu

Nếu nhân viên xét duyệt yêu cầu cung cấp thêm thông tin, bạn cần phản hồi trước thời hạn từ 14 – 28 ngày. Trường hợp không cung cấp đầy đủ thông tin, đơn xin thị thực có thể bị từ chối. 

Tùy theo từng diện, các yêu cầu thường là lấy sinh trắc học với mọi diện; Khám sức khỏe với các diện dài hạn; Giấy tờ kiểm tra trình độ tiếng Anh với các diện du học. Ngoài ra, phổ biến nhất là các yêu cầu bổ sung hoặc xác minh thêm thông tin. Nếu bạn không thể hoàn thành được việc bổ sung thông tin theo đúng thời hạn, hãy liên hệ trực tiếp và trao đổi tình hình với nhân viên xét duyệt. Tất nhiên, lý do đưa ra cần hợp lý và có tính thuyết phục.

Sức khỏe không đảm bảo

Các loại visa du học, lao động, kết hôn, định cư, yêu cầu khám sức khỏe là bắt buộc. Với visa 600 dành cho mục đích du lịch, thăm thân, công tác, thường chỉ yêu cầu với người cao tuổi. 

Chính phủ Úc sẽ từ chối các đơn xin thị thực có thể gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Do đó, họ loại trừ một số loại bệnh truyền nhiễm và bệnh hiểm nghèo. Bệnh truyền nhiễm có thể lây lan ra cộng đồng. Bệnh hiểm nghèo có thể tái phát khi đi Úc, gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân, thường trú nhân Úc vì sử dụng cơ sở y tế, thuốc thang tại đây.

Nếu nhận được yêu cầu khám sức khỏe, đương đơn cần khám tại các phòng khám được chỉ định của chính phủ Úc. Trường hợp kết quả không đáp ứng được yêu cầu, thì không có lời khuyên nào ở đâu cả. Đương đơn cần chữa bệnh rồi mới xin visa.

Tư cách pháp nhân

Để đến thăm hoặc sống ở Úc, đương đơn phải có tư cách tốt và vượt qua bài kiểm tra tư cách theo Đạo luật Di cư năm 1958. Điều này đảm bảo cho an ninh của cộng động công dân, thường trú nhân tại Úc.

Nếu có hồ sơ tội phạm nghiêm trọng, đã bị kết án trốn thoát khỏi nơi giam giữ nhập cư, bạo hành gia đình hoặc liên quan đến các hoạt động phạm tội khác, đương đơn có thể không vượt qua yêu cầu về tư cách. 

Ngoài ra, dựa trên các dữ liệu nội bộ, nếu nhận thấy đương đơn thuộc nhóm rủi ro có thể gây hại đến cộng đồng, nhân viên xét duyệt cũng có quyền từ chối. 

Phải làm gì khi bị từ chối visa Úc

Top các lý do từ chối Visa Úc thường gặp

Úc cho phép nộp lại hồ sơ ngay sau khi bị từ chối. Tuy nhiên, nếu hồ sơ nộp lại không khác gì hồ sơ ban đầu, thì kết quả cũng không thay đổi. Kết quả chỉ thay đổi khi đương đơn nghiêm túc khắc phục những tồn tại trong hồ sơ cũ.

Tìm lý do

Việc đầu tiên khi nhận được thư từ chối là đọc kỹ thư từ chối và tìm ra lý do từ chối. Với những lý do: giả mạo giấy tờ, tư cách pháp nhân hay sức khỏe không đảm bảo, khó có thể khắc phục một sớm một chiều. Tuy nhiên, với những lý do còn lại, hoàn toàn có thể khắc phục và nộp lại hồ sơ.

Lên phương án

Ngoài thư từ chối, cần xem lại nội dung đơn xin visa và toàn bộ hồ sơ đã nộp. Bạn cần đứng trên góc độ của người xét duyệt, căn cứ trên hồ sơ giấy tờ, từ đó, liệt kê ra những vấn đề cần khắc phục và lên phương án hợp lý. Viết thư giải trình để giúp nhân viên xét duyệt hiểu rõ hơn những gì bạn đã làm.

Dịch vụ xử lý hồ sơ rớt

Trường hợp cần đến một đơn vị chuyên nghiệp trong việc xử lý các hồ sơ đã từng bị từ chối visa Úc, hãy liên hệ với Bankervn. Chúng tôi không phải đơn vị làm hồ sơ theo kiểu hàng loạt mà tập trung vào từng hồ sơ, xử lý chi tiết từng trường hợp. Không chỉ Úc, Bankervn chuyên xử lý các hồ sơ rớt của các nước khó nhất thế giới như: Anh, Đức, New Zealand và Canada.

Nhờ đó, chúng tôi vẫn giữ được đánh giá tốt trên mạng xã hội và google map trong suốt 7 năm trở lại đây. Điều mà không một dịch vụ visa nào làm được. Hầu hết các dịch vụ visa quảng cáo hàng chục năm kinh nghiệm, uy tín nhưng đóng review, hoặc đánh giá 1-2 năm trở lại đây, thật giả thì không biết.

Việc xử lý hồ sơ đã từng bị từ chối sẽ mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Nếu Quý khách có nhu cầu, hãy gửi toàn bộ đơn xin thị thực, thư từ chối và hồ sơ đến địa chỉ email: info@bankervn.com. Tiêu đề ghi rõ: TC UC – HỌ VÀ TÊN. Trong email để lại phương thức liên lạc. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, nếu tìm ra phương án khắc phục, Bankervn sẽ phản hồi lại Quý khách.

Minh Ngo
Minh Ngo
Co-Founder & CEO at Bankervn
Share:
Chuyên mục:
Tag:
Bài viết liên quan: