Thực trạng & giải pháp vấn nạn sao chép nội dung: content, hình ảnh

Thực trạng copy nội dung: content, hình ảnh, video

Bị sao chép, copy nội dung bao gồm content, hình ảnh, video… là nỗi ám ảnh với các nhà sáng tạo nội dung. Đặc biệt là trên môi trường internet. Bankervn là một trong những nạn nhân của thực trạng này. Nhẹ thì bị copy một vài đoạn content, hình ảnh. Nghiêm trọng hơn thì copy nguyên cả website. Thậm chí, báo chí còn sao chép content và hình ảnh của mình.

Mặc dù hình ảnh có gắn logo đàng hoàng vẫn bị Cafef sao chép

Trong SEO, việc sao chép nội dung có hại hay có lợi cho nội dung gốc là một vấn đề còn tranh cãi. Đôi khi có lợi và đôi khi có hại. Theo quan điểm cá nhân, phần hại nhiều hơn lợi. Và càng lâu dài thì càng ảnh hưởng xấu đến nội dung gốc. Để xử lý vấn đề này, chúng ta phải làm sao?

Thủ tục pháp lý rất phức tạp và kéo dài. Nhận thức về vấn đề bản quyền ở Việt Nam chưa cao, hình thức xử phạt chưa đủ để răn đe. Sự thật phũ phàng là các phương pháp được chia sẻ phổ biến chỉ tốn thời gian, công sức mà hiệu quả gần như bằng không. Điều duy nhất mà chúng ta, những người sáng tạo nội dung phải làm là tự bảo vệ mình

Khi sáng tạo ra nội dung, cần đăng tải trên tất cả các kênh từ Website đến Mạng xã hội, Mạng video, Mạng hình ảnh. Các trường hợp sao chép nội dung trên kênh nào thì xử lý trên kênh đó. Sao chép website thì tố cáo với các công cụ tìm kiếm như Google, Bing. Sao chép video trên Youtube thì tố cáo với Youtube. Hình ảnh trên pinterest thì tố cáo với pinterest…

Nhưng ngay từ đầu, bạn phải là người đăng nội dung đầu tiên. Nếu không, để chứng minh quyền sở hữu nội dung của bạn rất phức tạp và lằng nhằng. Thậm chí người copy còn tố ngược lại bạn. Ví dụ bạn đăng video trên tiktok nhưng không đăng trên youtube, người khác có thể tải về đăng trên youtube đầu tiên. Trên youtube sẽ ghi nhận họ là chủ sở hữu của nội dung đó. Bạn có thể chứng minh mình là chủ sở hữu video đó, nhưng sẽ rất phức tạp và tốn thời gian

Các phương pháp chống sao chép nội dung

Ngăn chống copy bằng plugin hoặc code

Bằng code, plugin có thể ngăn, hạn chế việc kích chuột phải copy nội dung hay sao chép sẽ bị dính link gốc, chữ ký. Với mình thì việc này là vô nghĩa. Nếu muốn copy thì bằng cách này hoặc cách khác sẽ sao chép, xóa sạch link gốc, chữ ký. Hành động này chỉ khiến thao tác sao chép tốn thời gian hơn chút xíu. Code và plugin thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến thời gian tải website

DMCA.COM

Đây là cơ quan uy tín nhất của Mỹ về việc chống sao chép nội dung. Có hai phiên bản miễn phí và trả phí, mình thường dùng bản miễn phí. Công cụ này hữu hiệu ở việc chứng minh bản quyền. Còn việc tố cáo sao chép nội dung chi phí rất cao nên ít người dùng. Logo DMCA trên Bankervn để dọa là chính.

Cảnh báo bằng điều khoản trên Website

Cách này ở môi trường Âu Mỹ không biết sao. Ở Việt Nam là vô nghĩa. Bạn ghi cấm sao chép, sao chép phải ghi nguồn thì người ta phải nghe sao. Mà cũng không có ai vào đọc điều khoản của bạn làm gì

Report tố cáo với Google Webmaster 

Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện tại. Bằng việc báo cáo sao chép nội dung, họ sẽ gỡ bỏ tất cả những link copy nội dung trên công cụ tìm kiếm của mình. Việc này không phải là tuyệt đối nhưng nó đơn giản và hiệu quả. Giúp bạn xử lý phần lớn nỗi ám ảnh sao chép nội dung. Bài hướng dẫn tại đây

Tố cáo sao chép nội dung với Google – Report Website Copy

Các công cụ tìm kiếm như Bing, Cốc cốc…  Các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Linkedin, Twitter đều có các công cụ để report sao chép nội dung. Nhưng nhắc lại, bạn phải là người đăng tải nội dung lên kênh đầu tiên.

Minh Ngo
Minh Ngo
Co-Founder & CEO at Bankervn
Share:
Chuyên mục:
Tag:
Bài viết liên quan: