Thủ tục xin visa công tác Nhật Bản mới nhất 2023

Visa Công tác Nhật bản được sử dụng cho nhiều mục đích hơn visa công tác của các quốc gia khác. Cụ thể, bạn được phép nhập cảnh với các mục đích thương mại, hội nghị, seminar và thậm chí là đào tạo ngắn hạn. Sau đây, Bankervn sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục xin visa công tác Nhật Bản, bạn chỉ cần làm theo cẩn thận là được nhé. [no_toc]

Hướng dẫn xin visa công tác Nhật Bản

Mục lục bài viết

Visa Công tác Nhật Bản là gì

Phân loại visa Nhật Bản

Visa công tác Nhật Bản là loại thị thực ngắn hạn, nhập cảnh một lần, có thời hạn là 90 ngày, thời gian lưu trú mỗi lần nhập cảnh tối đa là 15 ngày. Được sử dụng để nhập cảnh Nhật với các mục đích sau:

  • Thương mại: Khảo sát thị trường, ký kết hợp đồng, tham gia hội nghị, hội thảo, hội trợ, seminar
  • Tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn như thực tập. Mục đích này có những điều kiện nhất định. Vui lòng tham khảo dưới phần hồ sơ.

Tuy nhiên, bạn không được sử dụng loại thị thực này với mục đích chính là du lịch hay thăm thân, bạn bè…

Các loại visa công tác Nhật Bản

Mình có đọc thông tin nhiều nơi nói Nhật Bản có 2 loại visa công tác nhập cảnh một lần và nhập cảnh nhiều lần. Tuy nhiên, với một người làm visa Nhật lâu năm như mình, Nhật chỉ có duy nhất 1 loại visa công tác nhập cảnh một lần. 

Visa thương mại nhiều lần

Nhật Bản còn có một loại visa nhập cảnh nhiều lần với thời hạn 1,3,5 và 10 năm. Thời gian lưu trú 15,30 và 90 ngày. Tuy nhiên, loại visa này dịch ra tiếng việt thì không thể gọi là visa công tác được, visa thương mại sẽ hợp lý hơn. Thực tế, Đại sứ quán gọi đây là visa ngắn hạn nhập cảnh nhiều lần dành cho các mục đích thương mại và hoạt động văn hóa, trí thức….

Thủ tục và yêu cầu loại visa thương mại nhiều lần rất rõ ràng với nhân viên của các công ty Nhật, công ty con của công ty ở Nhật. Còn lại thì… mông lung, cách xét duyệt hơi cảm tính. Nếu bạn muốn xin loại này, hãy liên hệ hotline 0909908838 của Bankervn để được tư vấn chi tiết hơn nhé. Trong nội dụng bài này, mình sẽ tập trung hướng dẫn xin visa công tác thôi.

Kinh nghiệm xin visa công tác Nhật Bản

Thủ tục xin visa công tác Nhật Bản

Visa Công tác nói chung và visa công tác Nhật Bản nói riêng đơn giản hơn các loại thị thực khác. Bởi vì, mục đích của đương đơn là rõ ràng và chính đáng. Việc còn lại là chuẩn bị hồ sơ thật đầy đủ, khai form và điền các mẫu biểu chính xác. Tuy nhiên, loại thị thực này cũng có khả năng rớt do những nguyên nhân sau:

  1. Công ty mời sang công tác có lịch sử mời các trường hợp bất hợp pháp
  2. Công ty cử đi công tác đã từng có người đi công tác vi phạm luật xuất nhập cảnh Nhật Bản
  3. Bản thân người đi công tác có lịch sử vi phạm pháp luật Nhật Bản
  4. Hồ sơ sơ sài, sai sót, không cung cấp đầy đủ hoặc giấu diếm thông tin

Các trường hợp 1,2,3 rất hiếm gặp nhưng có. Còn trường hợp 4 thì mình gặp rất nhiều rồi. Nhật rất quan trọng tính trung thực và nghiêm túc. Trung thực về thông tin và nghiêm túc khi điền các mẫu biểu, khai đơn… Vì vậy, hãy thực sự nghiêm túc khi làm hồ sơ, khai báo thông tin trung tực và làm cẩn thận từng bước một.

Hồ sơ xin visa

Hồ sơ xin visa

#

Tên giấy tờ

Thể thưc

1

Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng, ít nhất 2 trang trống.

1 bản gốc

2

Đơn xin visa điền đầy đủ thông tin, in và ký tên. Chữ ký trên đơn phải trùng khớp với chữ ký trên hộ chiếu. Tham khảo mẫu và hướng dẫn điền đơn tại đây

1 bản

3

01 Ảnh thẻ 4.5×4.5cm chụp trong 6 tháng gần đây.

1 hình

4

Giấy bảo lãnh do Công ty mời làm.

Chỉ áp dụng nếu Công ty mời trả toàn bộ chi phí. Trường hợp Công ty Việt Nam hoặc người xin visa tự trả không cần làm giấy tờ này.

Người đại diện công ty mời phải có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Nếu công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật thì người đại diện bảo lãnh hoặc mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận.

1 bản gốc

5

Giấy lý do mời do Công ty mời làm.

Đối với pháp nhân khi làm Giấy lý do mời, người đứng tên mời phải là người đại diện pháp nhân hoặc có tư cách đại diện cho pháp nhân. Trong Giấy lý do mời, phần ghi người mời phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại.

Người đại diện Công ty mời phải có tên trong danh sách hội đồng quản trị được đăng trên Sổ bộ đăng ký pháp nhân của công ty, tổ chức. Nếu ông ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thì người đại diện mời có thể ở cấp quản lý trưởng phòng, trưởng xưởng, trưởng bộ phận.

Danh sách người xin visa do Công ty mời làm. 

Nếu chỉ mời 1 người thì không phải làm. Trường hợp mời từ 2 người trở lên bắt buộc làm giấy này.

1 bản gốc

6

Lịch trình lưu trú do Công ty mời viết.

Ghi rõ ngày giờ đến Nhật, ngày giờ về, số chuyến bay, sân bay và chương trình hoạt động phải rõ ràng, phải ghi rõ thông tin nơi lưu trú như địa chỉ, số điện thoại.

Lịch trình lưu trú phải ghi rõ từng ngày một, tuy nhiên trường hợp các hoạt động liên tục giống nhau thì ở phần ngày tháng năm có thể ghi: từ ngày … tháng … năm đến ngày .. tháng .. năm.

Trường hợp đào tạo ngắn hạn, ghi chi tiết chương trình đào tạo, nơi đào tạo, người chịu trách nhiệm hướng dẫn, có đào tạo thực tập hay không, có tiền phí trợ cấp đào tạo từ phía công ty tiếp nhận cho người được đào tạo hay không, các nội dung phí phụ cấp cụ thể như thế nào.

Lưu ý: mục đích đào tạo ngắn hạn có những điều kiện nhất định, vui lòng tham khảo phần chú ý bên dưới

1 bản gốc

7

Tài liệu giới thiệu Công ty mời: Một trong các hồ sơ sau:

  1. Sổ bộ đăng ký pháp nhân (tokibo) (bản gốc)
  2. Bản in trang web của công ty
  3. Pamphlet giới thiệu về công ty
  4. Photo trang của công ty trong sách báo cáo 4 quý các công ty niêm yết.

Trường hợp nộp hồ sơ mục (2) và (3) thì phải có tên của người đại diện công ty trên giấy bảo lãnh hoặc mời.

Trường hợp người mời là cá nhân như giáo sư các trường đại học thì có thể thay thế các hồ sơ nói trên bằng Giấy chứng nhận nghề nghiệp giáo sư.   

1 bản gốc

8

Chứng minh mối quan hệ giữa công ty mời và công ty của người được mời

Các tài liệu công khai giới thiệu mối quan hệ của các công ty cùng tập đoàn (bản in trang web hoặc pamphlet)

Tài liệu chứng mình quan hệ thương mại như hợp đồng mua bán, B/L…

Nếu chưa có quan hệ thương mại: thư mời gửi người xin visa. Lưu ý, thư mời này không phải là Giấy lý do mời ở mục 5 nói trên.

1 bản copy

9

Tài liệu xác định đương đơn xin visa

Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy phép thành lập văn phòng đại diện…  nơi người xin visa đang làm việc (bản copy)

Hợp đồng lao động của người xin visa với nơi đang làm việc (copy). Hoặc Quyết định cử đi công tác (bản gốc), Giấy phái cử (bản gốc). Trong đó, ghi rõ nội dung công việc tại Nhật, nơi viếng thăm và chương trình dự định và việc chi trả chi phí cho chuyến đi

Trường hợp người xin visa là người chủ doanh nghiệp thì chỉ cần nộp Giấy đăng ký kinh doanh (bản copy)

1 bản

Lưu ý về trường hợp đào tạo ngắn hạn

  • Trong trường hợp đào tạo thực tập, việc áp dụng loại visa lưu trú ngắn hạn có thể tùy thuộc vào nội dung của chương trình thực tập. Vì vậy, nếu bạn đang ở trong trường hợp này, chúng tôi đề nghị liên hệ với Cục hoặc Chi Cục Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản và giải thích rõ nội dung đào tạo để biết liệu có cần phải xin giấy phép lưu trú hay không.
  • Thực tập là hình thức đào tạo mà công ty tiếp nhận sẽ cho thực tập sinh tham gia vào dây chuyền sản xuất hoặc làm việc tại cửa hàng như nhân viên của công ty, trong quá trình làm việc thực tập sinh sẽ học tập kỹ năng, kiến thức và bí quyết buôn bán. Nếu làm việc tại công ty, sản phẩm thực tập sinh sản xuất ra (hoặc dịch vụ cung cấp) sẽ được đưa ra thị trường và mang lại doanh thu cho công ty.

Nộp hồ sơ ở đâu

Tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP.HCM

Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Nhật Bản không trực tiếp nhận hồ sơ. Họ ủy quyền cho các đại lý trên khắp cả nước tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả visa. Tham khảo: Danh sách đại lý được ủy thác của Nhật

Lệ phí xin visa

Người nộp hồ sơ cần đóng hai loại phí là phí xét duyệt của lãnh sự và phí tiếp nhận hồ sơ của đại lý.

  • Phí lãnh sự: visa công tác single nhập cảnh một lần là 630k. Chỉ đóng nếu có visa, trường hợp rớt không cần đóng phí này.
  • Phí đại lý: giao động từ 300k đến 2 triệu đồng tùy đại lý và khu vực. Loại phí này thường không được hoàn lại nếu rớt visa.

Thời gian xét duyệt

Theo đúng quy định, thời gian xét duyệt visa công tác Nhật là 8 ngày làm việc. Thực tế từ lúc nộp hồ sơ đến nhận kết quả kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Thời gian xét duyệt của Nhật thay đổi dựa trên số lượng hồ sơ và từng tháng của năm.

Dịch vụ visa công tác Nhật Bản

Dịch vụ visa công tác Nhật Bản

Nếu bạn đang tìm một công ty chuyên nghiệp về dịch vụ visa công tác Nhật Bản, hãy liên hệ Bankervn theo hotline 0909908838 hoặc tham khảo tại đây. Bên mình cung cấp cả dịch vụ trọn gói lẫn bao đậu. Khách hàng chỉ cần xách ba lô lên và bay thôi.

Về visa Nhật Bản, Bankervn có thể nắm chắc 99% tỷ lệ đậu. Trong team xử lý có riêng một bạn chuyên tiếng Nhật để check các giấy tờ như thư mời, lịch trình… Mọi vấn đề về hồ sơ không rõ ràng, bọn mình đều có thể giải trình được. Chỉ cần khách hàng không giấu diếm thông tin, không làm giả giấy tờ, thì hầu hết các trường hợp Bankervn nhận là đậu.

Uy tín của Bankervn được khẳng định với hơn 15.000 Khách hàng trong và ngoài nước. 98% review hài lòng trên google map và các trang mạng xã hội từ 2017 đến nay. Điều mà không một đơn vị nào làm được. Các đơn vị khác chỉ để đánh giá 1,2 năm là khóa hoặc xóa đi làm lại các bạn nhé.

Lời kết

Trên đây, Bankervn đã hướng dẫn xin visa công tác Nhật Bản chi tiết nhất có thể. Hy vọng thông tin có ích và giúp mọi người thuận lợi hơn khi làm visa. Chúc các bạn sớm có visa và có chuyến đi thành công tốt đẹp.

Minh Ngo
Minh Ngo
Co-Founder & CEO at Bankervn
Share:
Chuyên mục:
Bài viết liên quan: