Địa hình, thổ nhưỡng và các loại đất Đắk Nông

Ngày 01/01/2004, Tỉnh Đăk Nông được tách ra từ tỉnh Đăk Lăk. Trở thành cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên. Tây Nguyên từ đó bao gồm 5 tỉnh: Đăk Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum. 

Giới thiệu tỉnh Đăk Nông

ho ta nung dak nong

Các huyện của Tỉnh Đăk Nông

Đăk Nông cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km về phía Bắc qua Quốc Lộ 14. Là cửa ngõ phía Tây Nam của Tây Nguyên.

  • Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
  • Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
  • Phía Nam giáp tỉnh Bình Phước
  • Phía Tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia. Đường biên giới dài khoảng 141 km với 2 cửa khẩu là Đăk Per thuộc huyện Đắk Mil và Bup’rang thuộc huyện Tuy Đức.

Xem thêm: Bản đồ Đăk Nông, bản đồ các huyện Đăk Nông

Đăk Nông có 8 cơ quan hành chính cấp thành phố, huyện trực thuộc. Trong đó Thành phố Gia nghĩa là thành phố trực thuộc tỉnh là trung tâm hành chính của tỉnh và 07 huyện trực thuộc tỉnh.

  • Thành phố Gia Nghĩa
  • Huyện Cư Jút
  • Huyện Đắk Mil
  • Huyện Đắk Rlấp
  • Huyện Đắk Song
  • Huyện Krông Nô
  • Huyện Đắk Glong
  • Huyện Tuy Đức

Xem thêm danh sách các huyện, thành phố, phường xã trực thuộc tỉnh Đăk Nông tại đây

Bản đồ hành chính Tỉnh Đăk Nông

Diện tích tự nhiên của Đăk Nông là 650.927 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm tới 91,01% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đất đô thị chiếm 2%. Ngoài ra chủ yếu là đất chưa sử dụng.

Về Địa hình, Tỉnh Đắk Nông có độ cao trung bình từ 600 – 700 mét so với mặt nước biển. Đặc biệt, Tà Đùng là nơi cao nhất lên đến 1.982 mét so với mặt nước biển. Bao gồm 3 loại địa hình chính là địa hình cao nguyên chiếm chủ yếu, địa hình thung lũng và địa hình núi. Trong đó, Địa hình cao nguyên thích hợp với phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp lâu năm. Địa hình thung lũng phù hợp phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Địa hình núi thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày

Dân số

Tính đến tháng 06/2019, dân số Đăk Nông là 625.822 người. Mật độ dân số đạt 96 người/km² với hơn 40 dân tộc. Trong đó đông nhất là người Kinh rồi đến M’Nong, Nùng, Mông, Tày, Dao, Thái, Mạ, Ê Đê, Hoa, Mường…

Khí hậu tỉnh Đắk Nông vừa mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Đăk Nông có 2 mùa rõ rệt:

  • Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10, chiếm 90% lượng mưa hàng năm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9.
  • Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Mưa ít nhất là tháng 1, 2.

Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm 22-230C.

  • Tháng nóng nhất: tháng 4. Nhiệt độ cao nhất: 350C
  • Tháng lạnh nhất: tháng 12. Nhiệt độ thấp nhất: 140C

Lượng nắng: trung bình một năm có 2.000-2.300 giờ nắng. Với tổng tích ôn cao 8.0000. Được đánh giá rất phù hợp với phát triển các cây trồng nhiệt đới lâu năm.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ khoảng 2.513 mm. Cao nhất là 3.000 mm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9. Tháng mưa ít nhất là tháng 1, 2. Độ ẩm không khí trung bình 84%. Độ bốc hơi mùa khô 14,6-15,7 mm/ngày, mùa mưa 1,5-1,7 mm/ngày.

Gió: Hướng gió chủ yếu vào mùa mưa là Tây Nam và mùa khô là Đông Bắc. Tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s. Đăk Nông hầu như không có bão nên không gây ảnh hưởng đối với các cây trồng dễ gãy, đổ như cà phê, cao su, tiêu…

Địa hình, thổ nhưỡng và các loại đất Đắk Nông

Địa hình, thổ nhưỡng và các loại đất tỉnh đăk nông

Địa hình

Tỉnh Đắk Nông có độ cao trung bình từ 600 – 700 mét so với mặt nước biển. Đặc biệt, Tà Đùng là nơi cao nhất lên đến 1.982 mét so với mặt nước biển. Bao gồm 3 loại địa hình chính:

Địa hình thung lũng

Là vùng đất thấp phân bố dọc sông Krông Nô, Sêrêpôk. Chủ yếu thuộc các huyện Cư Jút, Krông Nô. Địa hình thung lũng thuộc loại tương đối bằng phẳng. Độ dốc thấp từ 0-30. Rất thích hợp với phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Địa hình cao nguyên

Là loại địa hình chính tại Đăk Nông. Với độ cao trung bình trên 800 m và độ dốc trên 150 và loại đất bazan là chủ yếu. Tiêu biểu là các Huyện Đắk Mil và Đắk Song… Thích hợp với phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Địa hình núi

Loại địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn và loại đất bazan là chủ yếu. Tập trung chủ yếu ở Huyện Đắk R’Lấp. Thích hợp với phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, tiêu.

Các loại đất 

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh có 651.562 ha. Bao gồm đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.

Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp là 592.997 ha, chiếm tới 91,01% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó:

  • Đất trồng cây lâu năm: 19.997 ha chiếm 30,7 % tổng diện tích. Đất trồng cây hàng năm chủ yếu là đất trồng lúa, ngô và cây công nghiệp ngắn ngày. Ngoài ra, diện tích đất nương rẫy còn khá lớn.
  • Đất lâm nghiệp có tổng diện tích là 374.387 ha. Trong đó đất rừng tự nhiên là 366.988 ha. Đất rừng trồng 7.357 ha, chiếm tỉ lệ không đáng kể 2,9%. Tỉ lệ che phủ rừng toàn tỉnh là 57,5%.

Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp là 42.208 ha, chiếm 6,48% tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm:

  • Đất đô thị: Diện tích 13.009 ha chiếm 2%.
  • Đất chưa sử dụng: Diện tích đến 01/01/2010 còn 16.356.97 ha, chiếm 2,2% diện tích tự nhiên. Bao gồm:
  • Đất sông suối và núi đá không có cây rừng là 11.276 ha.
  • Đất bằng, đất đồi núi và mặt nước chưa sử dụng: 23.763 ha. Trong đó chủ yếu là đất đồi núi có 21.000 ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng còn rất hạn hẹp. Từ 2006 đến nay, đất chưa sử dụng đang được đưa vào sử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác khoáng sản…

Thổ nhưỡng Đăk Nông

Đất đai Đăk Nông tương đối phong phú và đa dạng, nhưng chủ yếu gồm 05 nhóm chính:

Nhóm đất xám (Acrisols)

Đất xám hình thành trên nền đá macma axit và đá cát. Đây là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất khoảng 40% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Nhóm đất xám phân bổ ở hầu hết các huyện.

Nhóm đất đỏ (Feralit hoặc Ferrasol)

Đất đỏ chủ yếu là đất đỏ bazan trên nền đá bazan phong hóa. Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai, khoảng 35% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Tầng dày bình quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở huyện Đăk Mil và huyện Đăk Song. Đất đỏ bazan là loại đất rất tốt, giàu dinh dưỡng với tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp bình quân 62 – 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao…

Đất đen, đất Gley và đất phù sa

Diện tích còn lại là đất đen bồi tụ trên nền đá bazan, đất Gley (Gleysols) và đất phù sa tại các khu vực thấp trũng dọc các sông, suối

Đất đỏ bazan và đất xám phù hợp trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: hồ tiêu, cacao, cà phê, chè, điều, cao su… và các loại cây ăn quả. Đất đen, đất Gray, đất phù sa phù hợp trồng lúa ngô, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày

Picture of Minh Ngo
Minh Ngo
Co-Founder & CEO at Bankervn
Share:
Chuyên mục:
Bài viết liên quan: