Quy trình và thủ tục xin visa Ý cập nhật mới nhất

Ý là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trong khối Schengen với nền văn hóa phong phú, ẩm thực đậm chất và những cảnh quan lãng mạn. Mặc dù quốc gia này có chính sách thị thực khá cởi mở, nhưng thủ tục xin visa Ý lại có những yêu cầu đặc thù so với các nước khác trong khối. Điều này khiến nhiều du khách, đặc biệt là từ Việt Nam, gặp không ít khó khăn khi chuẩn bị hồ sơ, thậm chí phải nộp lại nhiều lần. Để giúp bạn tránh những rắc rối không đáng có, Bankervn xin gửi đến bạn hướng dẫn chi tiết về thủ tục xin visa Ý.

Lưu ý: Bài viết dưới đây sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về cách xin visa Ý. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều thời gian để tự tìm hiểu hoặc muốn đơn giản hóa, hãy đăng ký tư vấn tại: Dịch vụ xin visa Ý trọn gói. Với kinh nghiệm hỗ trợ hơn 15.000+ Khách hàng trong và ngoài nước, Bankervn chắc chắn sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng.

Tổng quan về visa Ý

Thủ tục xin visa Ý

Các loại visa Ý

Trước khi tiến hành xin visa du lịch Ý tự túc, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần xác định chính xác loại visa phù hợp với mục đích nhập cảnh. Tùy vào thời gian lưu trú và lý do chuyến đi, Ý phân loại visa thành hai nhóm chính:

  1. Visa ngắn hạn (Loại C): Đây là loại visa Schengen phổ biến, cho phép bạn lưu trú tối đa 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày. Loại này phù hợp với các chuyến đi du lịch, thăm thân, công tác ngắn hạn hoặc thương mại.
  2. Visa dài hạn (Loại D): Được gọi là thị thực quốc gia, cho phép lưu trú hơn 90 ngày. Loại này thường áp dụng cho các mục đích như du học, kết hôn, đoàn tụ gia đình hoặc nghiên cứu dài hạn.

Như vậy, với các mục đích như du lịch tự túc, thăm thân nhân, thăm bạn bè, công tác ngắn hạn hay thương mại, bạn sẽ cần xin visa ngắn hạn loại C. Lưu ý rằng, nếu chuyến đi của bạn bao gồm nhiều quốc gia Schengen, Ý phải là điểm đến đầu tiên hoặc là nơi lưu trú chính trong suốt hành trình. Điều này đảm bảo bạn tuân thủ đúng quy định về nộp hồ sơ tại quốc gia chịu trách nhiệm chính cho chuyến đi.

Visa Schengen loại C có 2 loại phổ biến là nhập cảnh 1 lần và nhập cảnh nhiều lần. Tuy nhiên, để xin visa nhập cảnh nhiều lần tại ĐSQ/TLSQ Ý, yêu cầu tối thiểu là bạn đã được cấp visa Schengen ít nhất 3 lần trước khi nộp hồ sơ.

Nộp visa Ý ở đâu

Tại Việt Nam, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Ý không trực tiếp nhận hồ sơ xin visa. Thay vào đó, họ ủy quyền việc này cho Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Ý (VFS Global). Trung tâm này có 3 địa điểm:

  • Hà Nội: Phòng 1106, Tầng 11, Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, Q. Đống Đa
  • Hải Phòng: Phòng 312, Tầng 3, Toà nhà Thành Đat 1, số 3 Lê Thánh Tông, Q. Ngô Quyền
  • Đà Nẵng: Lầu 06, Tòa nhà ACB, 218 Bạch Đằng, Q. Hải Châu
  • Hồ Chí Minh: Toà nhà President, Lầu 11, 93 Nguyễn Du, Quận 1
  • Cần Thơ: Lầu 5, tòa nhà PVComBank, 131 Trần Hưng Đạo, Q. Ninh Kiều
  • Vũng Tàu: Tầng 2, Tòa nhà PVComBank, số 8 Hoàng Diệu, Thành phố Vũng Tàu
  • Website: https://visa.vfsglobal.com/vnm/vi/ita/

Tuy nhiên, cần lưu ý về thẩm quyền xét duyệt hồ sơ của bạn là Đại sứ quán Ý tại Hà Nội hay Tổng lãnh sự quán Ý tại TP.HCM. Bởi vì cơ chế xét duyệt, quy định về hồ sơ giấy tờ của 2 cơ quan này hoàn toàn khác nhau.

  • Tổng lãnh sự quán Ý tại TP.HCM phụ trách xét duyệt hồ sơ cho công dân có hộ khẩu thường trú tại 22 tỉnh thành bao gồm: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Hậu Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau.
  • Đại sứ quán Ý tại Hà Nội chịu trách nhiệm xét duyệt hồ sơ cho 41 tỉnh thành còn lại rải rác khắp từ Nam ra Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Hà Nội, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Phú Quốc, Sóc Trăng.

Nói chung, quy định và cách xét duyệt của Đại sứ quán sẽ dễ hơn Lãnh sự quán. Bài này, Bankervn cũng tập trung hướng dẫn thủ tục xin visa tại Tổng lãnh sự quán Ý tại TP.HCM.

Lệ phí xin visa Ý

Khi xin visa Ý, bạn cần nộp 2 loại phí, phí xét duyệt của Đại sứ quán và phí dịch vụ của Trung tâm tiếp nhận. Chi tiết như sau:

Phí xét duyệt

  • Từ 12 tuổi trở lên: 90 EURO.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: 45 EURO.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi: Miễn phí.

Phí dịch vụ

  • Phí dịch vụ nộp hồ sơ đã bao gồm VAT là 222.000 VNĐ một hồ sơ.
  • Ngoài ra, còn có các loại phí bổ sung không bắt buộc sau như phí chuyển phát nhanh kết quả visa là 134k, phòng chờ cao cấp, nộp hồ sơ ngoài giờ, SMS…

Phương thức thanh toán

Lệ phí sẽ được quy đổi về VNĐ theo tỷ giá hối đoái hiện hành. Phí dịch vụ sẽ được thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng/debit tại quầy nộp hồ sơ. Tất cả các loại phí đều không được hoàn trả dù hồ sơ có được chấp thuận hay không.

Thời gian xét duyệt visa Ý

Theo quy định, thời gian xét duyệt visa ngắn hạn của Ý là 2 tuần kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ. Thực tế, thời gian xét duyệt dao động từ 10 ngày đến 1 tháng. Trong thời gian xét duyệt, đương đơn không thể mượn lại hộ chiếu. Do đó, bạn nên nộp hồ sơ trước ngày khởi hành ít nhất 1 tháng và không quá 6 tháng.

Hồ sơ xin visa Ý

Dưới đây là danh sách hồ sơ được Bankervn tổng hợp từ các tài liệu hướng dẫn chính thức của Tổng lãnh sự quán Ý tại TP.HCM. Danh sách này có những khác biệt đáng kể so với yêu cầu của Đại sứ quán Ý tại Hà Nội, vì vậy bạn cần chuẩn bị đúng theo yêu cầu riêng của từng cơ quan. Điều này đảm bảo hồ sơ của bạn được tiếp nhận và xét duyệt đúng quy trình, tránh tình trạng hồ sơ bị từ chối do không đúng yêu cầu khu vực.

Hồ sơ xin visa du lịch, thăm bạn bè, người thân

1. Điền đơn xin cấp thị thực Ý trực tuyến theo Hướng dẫn điền đơn xin visa Ý. Sau khi điền đơn xong, in ra, ký tên, dán ảnh và kẹp vào hồ sơ đã chuẩn bị tại bước 1.

2. Hộ chiếu gốc còn giá trị sử dụng ít nhất 3 tháng sau ngày visa hết hạn và còn ít nhất 2 trang trống. Kèm theo bản photo tất cả các trang có visa, tem, dấu, bị chú.

3. Tất cả các hộ chiếu cũ nếu có: bản gốc và bản photo tất cả các trang có visa, tem, dấu, bị chú.

4. Người nước ngoài: bản sao y giấy phép tạm trú và hoặc giấy phép lao động

5. 2 tấm hình thẻ 4×6 hoặc 3.5×4.5, chuẩn ICAO, phông trắng, không quá 6 tháng, thấy rõ mặt và 2 vành tai

6. Lịch trình du lịch dự kiến

7. Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi của hãng bay, thể hiện đầy đủ thông tin chuyến bay, logo, số liên lạc của hãng bay. Không chấp nhận một tờ xác nhận đặt vé quá sơ sài, chỉ có mã code chuyến bay.

8. Đặt vé máy bay/ bằng chứng phương tiện đi lại giữa các nước: Trường hợp di chuyển qua nhiều hơn 1 nước trong khối Schengen, người nộp đơn cần cung cấp lịch trình đi và bằng chứng cho tất cả các phương tiện đi lại cho toàn bộ thời gian lưu trú trong khối Schengen, chẳng hạn như đặt vé máy bay, vé tàu, xe lửa, xe khách, hợp đồng thuê xe hơi… Tên của người xin thị thực phải được thể hiện rõ trên xác nhận đặt chỗ.

9. Bảo hiểm y tế cho chuyến đi có hiệu lực cho toàn bộ thời gian lưu trú và trên toàn lãnh thổ Schengen, với Hạn mức tối thiếu hoặc Quyền hạn tối thiếu là trên 30,000 Euro:

  • Nếu thời gian lưu trú trong lãnh thổ Schengen ít hơn 7 ngày, cần mua bảo hiểm có giá trị tối thiểu 7 ngày. Ví dụ, bạn dự định lưu trú trong khối Schengen từ 20-23/01 (4 ngày), bạn sẽ phải mua bảo hiểm du lịch có giá trị từ 20-26/01 (7 ngày).
  • Nếu thời gian lưu trú trong lãnh thổ Schengen từ 7 ngày trở lên, cần mua bảo hiểm cho toàn thời gian lưu trú cộng thêm 2 ngày. Ví dụ, bạn dự định lưu trú trong khối Schengen từ 20-26/01 (7 ngày), bạn sẽ cần mua bảo hiểm du lịch có giá trị từ 20-28/01 (9 ngày).

10. Bằng chứng lưu trú trong khối Schengen:

10.1 Xác nhận đặt phòng khách sạn có tên của người xin thị thực. Ngày tháng trên xác nhận đặt vé máy bay và khách sạn phải hợp lý với nhau. Ví dụ, dự định khởi hành ngày 20/01, nhập cảnh ngày 21/01, rời khỏi ngày 28/01, bạn cần đặt khách sạn với ngày nhận phòng vào ngày 21/01 và trả phòng ngày 28/01. Không chấp nhập đặt khách sạn với ngày nhận và trả phòng sớm hơn hoặc trễ hơn ngày bay đến và ngày bay đi dù chỉ 1 ngày. Trường hợp đặt phòng qua AirBnB, khách sạn phải gửi xác nhận đặt phòng đến Tổng Lãnh Sự Ý qua email hochiminh.visti@esteri.it

10.2 Ở nhà riêng

  • Trường hợp ở nhà riêng, chủ nhà phải gửi thư mời bảo lãnh theo mẫu tại đây.
  • Người mời mang quốc tịch Schengen thì thư mời chỉ cần có chữ ký kèm theo bản photocopy hộ chiếu hoặc chứng minh thư. Trường hợp người mời chỉ có thẻ tạm trú dài hạn Schengen thì thư mời phải được đóng mộc xác nhận chữ ký tại Phường/Xã nơi người mời sinh sống. Nộp thư mời gốc kèm theo bản photocopy hợp đồng thuê nhà và hộ chiếu người mời.
  • Ngoài ra, người mời cần gửi thư mời kèm theo bản photocopy hộ chiếu hoặc chứng minh thư tới Lãnh sự Ý qua email hochiminh.visti@esteri.it hoặc fax +84 838275444.

11. Bằng chứng về công việc

11.1 Nếu đương đơn là nhân viên/công chức nhà nước:

  • Bản sao y hợp đồng lao động
  • Bảng lương 6 tháng gần đây nhất
  • Thư đồng ý cho nghỉ phép

11.2 Nếu đương đơn là chủ doanh nghiệp hay cổ đông

  • Bản sao y tiếng Việt của giấy đăng ký kinh doanh đã được hợp pháp hóa lãnh sự tại Sở Ngoại vụ Tp.HCM. Không chấp nhận bản hợp pháp hóa tại bất kỳ một Sở Ngoại vụ nào khác.
  • Giấy đóng thuế hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước 6 tháng gần nhất hoặc 2 quý gần nhất. Nếu đóng thuế trực tiếp tại ngân hàng, biên lai nộp thuế cần sao y công chứng. Trường hợp đóng thuế online cần đóng mộc công ty.

11.3 Quyết định hưu trí và/hoặc Thẻ hưu trí

  • Bản sao y quyết định về hưu
  • Thẻ hưu trí / Sổ lương hưu: sao y

11.4 Đối với học sinh, sinh viên

  • Thẻ học sinh/ sinh viên hoặc Thư xác nhận sinh viên từ trường
  • Thư đồng ý cho phép nghỉ học trong thời gian du lịch

11.5 Đối với người lao động tự do hoặc không có việc làm

  • Thư giải trình nguồn thu nhập hàng tháng/ hàng năm

12. Bằng chứng tài chính

  • Sao kê tài khoản ngân hàng 6 tháng gần nhất. Chỉ lấy trước ngày nộp hồ sơ tối đa 2 ngày. Ví dụ, dự định nộp hồ sơ ngày 20/07, cần làm sao kê từ ngày 01/01 đến ngày 20/07. Trường hợp nhận lương hàng tháng qua chuyển khoản thì nộp sao kê tài khoản nhận lương. Trường hợp chủ doanh nghiệp có tỉ lệ vốn góp không đủ 100% không được sử dụng tài khoản công ty.
  • Sao kê thẻ tín dụng 6 tháng gần đây nhất hoặc xác nhận hạn mức thẻ tín dụng.
  • Bản sao y ngân hàng sổ tiết kiệm và hoặc bản gốc giấy xác nhận số dư tài khoản tiết kiệm.
  • Cà vẹt xe hơi, sổ đất, hợp đồng thuê nhà, giấy chứng nhận cổ đông…

13. Bản sao y sổ hộ khẩu hoặc bản gốc giấy xác nhận nơi cư trú. Kèm theo bản sao y Căn cước công dân.

14. Bản sao y đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn nếu có.

15. Trẻ em dưới 18 tuổi: Giấy khai sinh sao y công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự lên bản tiếng Việt tại Sở Ngoại Vụ TP.HCM, số 6 Alexandre de Rhodes, Quận 1, Tp.HCM.

Nếu đi du lịch chỉ với bốhoặc mẹ (với 1 trong 2 người):

  • 01 đơn đồng thuận gốc. Để được hướng dẫn khai giấy đồng thuận và đặt lịch hẹn, xin vui lòng liên hệ trực tiếp Tổng lãnh sự quán Italia tại Tp.HCM qua email: hochiminh.consolato@esteri.it. Xin lưu ý là đơn đồng thuận gốc cần phải có sẵn trong bộ hồ sơ vào ngày nộp đơn, nên quý vị cần liên hệ với Lãnh Sự Quán Italia để xin giấy đồng thuận 2 tuần trước khi đặt lịch hẹn nộp hồ sơ tại VFS
  • Bản sao y giấy tờ căn cước hoặc hộ chiếu của người không đi cùng;

16. Giấy tờ bổ sung khác: Sổ bảo hiểm xã hội hoặc VSSID.

Hồ sơ xin visa công tác, thương mại

1. Điền đơn xin cấp thị thực Ý trực tuyến theo Hướng dẫn điền đơn xin visa Ý. Sau khi điền đơn xong, in ra, ký tên, dán ảnh và kẹp vào hồ sơ đã chuẩn bị tại bước 1.

2. Hộ chiếu gốc còn giá trị sử dụng ít nhất 3 tháng sau ngày visa hết hạn và còn ít nhất 2 trang trống. Kèm theo bản photo tất cả các trang có visa, tem, dấu, bị chú.

3. Công hàm nếu sử dụng hộ chiếu công vụ.

4. Tất cả các hộ chiếu cũ: bản gốc và bản photo tất cả các trang có visa, tem, dấu, bị chú.

5. Người nước ngoài: bản sao y giấy phép tạm trú và hoặc giấy phép lao động

6. 2 tấm hình thẻ 4×6 hoặc 3.5×4.5, chuẩn ICAO, phông trắng, không quá 6 tháng, thấy rõ mặt và 2 vành tai

7. Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi của hãng bay, thể hiện đầy đủ thông tin chuyến bay, logo, số liên lạc của hãng bay. Không chấp nhận một tờ xác nhận đặt vé quá sơ sài, chỉ có mã code chuyến bay.

8. Đặt vé máy bay/ bằng chứng phương tiện đi lại giữa các nước: Trường hợp di chuyển qua nhiều hơn 1 nước trong khối Schengen, người nộp đơn cần cung cấp lịch trình đi và bằng chứng cho tất cả các phương tiện đi lại cho toàn bộ thời gian lưu trú trong khối Schengen, chẳng hạn như đặt vé máy bay, vé tàu, xe lửa, xe khách, hợp đồng thuê xe hơi… Tên của người xin thị thực phải được thể hiện rõ trên xác nhận đặt chỗ.

9. Bảo hiểm y tế cho chuyến đi có hiệu lực cho toàn bộ thời gian lưu trú và trên toàn lãnh thổ Schengen, với Hạn mức tối thiếu hoặc Quyền hạn tối thiếu là trên 30,000 Euro:

  • Nếu thời gian lưu trú trong lãnh thổ Schengen ít hơn 7 ngày, cần mua bảo hiểm có giá trị tối thiểu 7 ngày. Ví dụ, bạn dự định lưu trú trong khối Schengen từ 20-23/01 (4 ngày), bạn sẽ phải mua bảo hiểm du lịch có giá trị từ 20-26/01 (7 ngày).
  • Nếu thời gian lưu trú trong lãnh thổ Schengen từ 7 ngày trở lên, cần mua bảo hiểm cho toàn thời gian lưu trú cộng thêm 2 ngày. Ví dụ, bạn dự định lưu trú trong khối Schengen từ 20-26/01 (7 ngày), bạn sẽ cần mua bảo hiểm du lịch có giá trị từ 20-28/01 (9 ngày).

10. Bằng chứng lưu trú trong khối Schengen:

10.1 Xác nhận đặt phòng khách sạn có tên của người xin thị thực. Ngày tháng trên xác nhận đặt vé máy bay và khách sạn phải hợp lý với nhau. Ví dụ, dự định khởi hành ngày 20/01, nhập cảnh ngày 21/01, rời khỏi ngày 28/01, bạn cần đặt khách sạn với ngày nhận phòng vào ngày 21/01 và trả phòng ngày 28/01. Không chấp nhập đặt khách sạn với ngày nhận và trả phòng sớm hơn hoặc trễ hơn ngày bay đến và ngày bay đi dù chỉ 1 ngày. Trường hợp đặt phòng qua AirBnB, khách sạn phải gửi xác nhận đặt phòng đến Tổng Lãnh Sự Ý qua email hochiminh.visti@esteri.it

10.2 Ở nhà riêng

  • Trường hợp ở nhà riêng, chủ nhà phải gửi thư mời bảo lãnh theo mẫu tại đây.
  • Người mời mang quốc tịch Schengen thì thư mời chỉ cần có chữ ký kèm theo bản photocopy hộ chiếu hoặc chứng minh thư. Trường hợp người mời chỉ có thẻ tạm trú dài hạn Schengen thì thư mời phải được đóng mộc xác nhận chữ ký tại Phường/Xã nơi người mời sinh sống. Nộp thư mời gốc kèm theo bản photocopy hợp đồng thuê nhà và hộ chiếu người mời.
  • Ngoài ra, người mời cần gửi thư mời kèm theo bản photocopy hộ chiếu hoặc chứng minh thư tới Lãnh sự Ý qua email hochiminh.visti@esteri.it hoặc fax +84 8 38275444.

11. Thư mời từ Công ty Ý theo mẫu tại đây. Trong đó nêu rõ mục đích chuyến đi, thời gian, địa điểm lưu trú, địa điểm làm việc

12. Bản copy hộ chiếu hoặc thẻ căn cước của người đại diện công ty mời

13. Copy Giấy đăng ký kinh doanh công ty mời (Visura Camerale)

Lưu ý quan trọng: công ty mời cần gửi thư mời, hộ chiếu/CCCD và giấy đăng ký kinh doanh đến Lãnh sự quán Ý qua email: hochiminh.visti@esteri.it và hochiminh.commerciale@esteri.it

14. Trường hợp tham dự hội chợ

14.1 Khi có gian hàng

  • Hóa đơn thanh toán/ đặt cọc gian hàng
  • Bằng chứng về việc vận chuyển hàng hóa
  • Sơ đồ gian hàng (thể hiện rõ kích thước gian hàng)
  • Thiết kế, phối cảnh gian hàng, v…v…

14.2 Khách tham quan

  • Vé vào cửa

15. Bản sao giấy phép kinh doanh/ giấy phép đầu tư công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự trên bản tiếng Việt tại Sở Ngoại vụ TP.HCM. Không chấp nhận bản hợp pháp hóa tại bất kỳ một Sở Ngoại vụ nào khác.

16. Hóa đơn nộp thuế doanh nghiệp 6 tháng cuối cùng: giấy đóng thuế/ giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước 6 tháng hoặc 2 quý gần nhất.

17. Sao kê tài khoản của công ty trong vòng 6 tháng gần nhất hoặc thư xác nhận số dư tài khoản công ty tại thời điểm hiện tại

18. Hợp đồng lao động hoặc Quyết định bổ nhiệm đối với viên chức nhà nước

19. Quyết định đề cử đi công tác: ghi rõ thời gian cử đi, chuyến đi được chi trả bởi ai

20. Bằng chứng về khả năng tài chính và thu nhập

20.1 Cán bộ nhân viên

  • Bảng lương và giấy xác nhận lương 6 tháng gần nhất nếu nhận lương bằng tiền mặt
  • Bản gốc sao kê các tài khoản của sáu tháng gần nhất

20.2 Cổ đông hoặc làm chủ

  • Sao kê tài khoản cá nhân trong vòng 6 tháng gần nhất

20.3 Sao kê thẻ tín dụng 6 tháng gần đây nhất hoặc thư xác nhận hạn mức tín dụng

20.4 Giấy xác nhận số dư tài khoản tiết kiệm chỉ được làm sớm nhất 1 hoặc 2 ngày trước ngày nộp hồ sơ kèm bản sao/photo sổ tiết kiệm

20.5 Các giấy tờ khác

  • Giấy tờ xe, giấy tờ nhà, đất, hợp đồng cho thuê nhà…
  • Giấy chứng nhận cổ đông, Giấy bảo lãnh ngân hàng từ người bảo lãnh bên Italia (nếu có hoặc do yêu cầu từ Lãnh Sự)

21. Đăng kí kết hôn hoặc quyết định ly hôn nếu có.

22. Sổ hộ khẩu hoặc Giấy xác nhận nơi cư trú kèm theo CCCD

23. Hợp đồng mua bán/ thỏa thuận giao thương hiện hữu giữa 2 công ty (nếu có)

24. Sổ bảo hiểm xã hội (nếu có)

Quy trình xin visa Ý

Quy trình xin visa Ý

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Trước khi tiến hành nộp hồ sơ, việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác tất cả các giấy tờ cần thiết là rất quan trọng. Bankervn đã cung cấp danh sách giấy tờ cần thiết cho ba mục đích cơ bản: du lịch, thăm thân và công tác. Bạn chỉ cần dựa trên mục đích chuyến đi của mình để lập danh sách hồ sơ tương ứng và chuẩn bị kỹ càng.

  • Tất cả các tài liệu gốc phải được sao y công chứng trong vòng 6 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
  • Các giấy tờ sao y, photo hoặc bản sao cần được in trên giấy A4, không cắt nhỏ để đảm bảo tính chính xác và dễ xử lý khi nộp.
  • Các giấy tờ bằng tiếng Việt cần sao y công chứng và dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Ý. Nếu bạn nộp hồ sơ tại TP.HCM, các bản dịch chỉ cần dịch sang tiếng Anh hoặc Ý, không yêu cầu công chứng hoặc đóng dấu của bất kỳ công ty dịch thuật nào. Trường hợp nộp hồ sơ tại Đà Nẵng, các bản dịch phải được công chứng bởi công ty dịch thuật. Đặc biệt, bản dịch phải được dịch từ bản tiếng Việt đã được sao y công chứng trước đó.

Bước 2: Đặt lịch hẹn

Giống như hầu hết các quốc gia trong khối Schengen, việc đặt lịch hẹn nộp hồ sơ là bước bắt buộc khi xin visa du lịch Ý. Bạn sẽ cần truy cập vào trang web của Trung tâm tiếp nhận hồ sơ VFS Global tại Việt Nam để thực hiện đặt lịch hẹn. Quá trình này rất quan trọng vì Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán sẽ không tiếp nhận hồ sơ nếu không có lịch hẹn trước. Để đặt lịch, bạn có thể truy cập vào: https://visa.vfsglobal.com/vnm/vi/ita/. Tại đây, từ đăng ký tài khoản, chọn ngày, giờ và địa điểm nộp hồ sơ đều bằng tiếng việt, rất đơn giản chỉ cần làm cẩn thận là được.

Bước 3: Hoàn thiện và sắp xếp hồ sơ

Sau khi đã hoàn tất các giấy tờ cần thiết, bước tiếp theo là in ấn và sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự được yêu cầu. Danh sách giấy tờ cần nộp thường sẽ có sẵn trên trang web của VFS Global, hoặc bạn có thể tham khảo từ mẫu “DANH SÁCH GIẤY TỜ CẦN NỘP” do trung tâm cung cấp. Đảm bảo rằng toàn bộ giấy tờ của bạn đều chính xác và đầy đủ theo yêu cầu, đồng thời sắp xếp chúng theo thứ tự đã được chỉ định để quy trình xét duyệt diễn ra suôn sẻ. Trước khi mang hồ sơ đến nộp, hãy kiểm tra kỹ lại một lần nữa để tránh thiếu sót hoặc sai lệch trong giấy tờ.

Bước 4: Nộp hồ sơ

Vào ngày hẹn đã đặt, bạn cần mang theo toàn bộ hồ sơ đến Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Ý để làm thủ tục. Hãy đảm bảo bạn ăn mặc lịch sự và có mặt ít nhất 15 phút trước giờ hẹn. Khi đến nơi, nhân viên sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin và trả lại các giấy tờ gốc. Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn lăn tay, chụp hình, đóng các khoản lệ phí và nhận biên lai.

Lưu ý, hộ chiếu sẽ giữ lại cho đến ngày trả kết quả visa và không thể mượn lại trong quá trình xét duyệt. Bạn có thể chọn sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để nhận kết quả visa tại nhà nếu không muốn quay lại VFS Global để lấy kết quả trực tiếp.

Bước 5: Theo dõi hồ sơ và nhận kết quả

Thời gian xét duyệt hồ sơ xin visa Ý thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể theo dõi tình trạng hồ sơ trực tuyến bằng cách truy cập vào https://visa.vfsglobal.com/vnm/vi/ita/track-application. Để tra cứu, chỉ cần nhập Số tham chiếu trên biên lai và Họ của mình. Nếu bạn đã đăng ký dịch vụ SMS, mọi cập nhật về tình trạng hồ sơ cũng sẽ được gửi qua điện thoại.

So với các nước Schengen khác, thì Ý là nước hay phỏng vấn nhất. Họ có thể gọi phỏng vấn qua điện thoại hoặc mời bạn đến phỏng vấn trực tiếp. Các câu hỏi thường xoay quanh thông tin cá nhân, công việc, tài chính và mục đích chuyến đi. Chỉ cần trả lời trung thực và đầy đủ là được.

Picture of Minh Ngo
Minh Ngo
Co-Founder & CEO at Bankervn
Share:
Chuyên mục:
Bài viết liên quan: