Mỗi loại visa thị thực của từng nước có quy định hồ sơ khác nhau. Từ đơn giản đến phức tạp. Trong nội dung bài viết, Bankervn liệt kê tất cả các loại giấy tờ trong một bộ hồ sơ xin visa. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hồ sơ sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Đây là bài số 4 trong series Kiến thức cơ bản về Visa do Bankervn biên soạn để làm tài liệu đào tạo. Mọi sao chép vui lòng ghi rõ nguồn. Cảm ơn!
Hồ sơ nhân thân
Hồ sơ công việc
Học sinh, sinh viên
Học sinh, sinh viên cần có người thân bảo lãnh tài chính:
- Thẻ học sinh, thẻ sinh viên
- Giấy xác nhận học sinh, sinh viên
Hồ sơ sẽ có thêm hồ sơ của người bảo lãnh tài chính
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận cư trú
- Giấy cam kết chi trả (có thể có xác nhận của cơ quan địa phương)
Cán bộ công nhân viên
- Hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc, hợp đồng thực tập
- Quyết định bổ nhiệm nếu có
- Quyết định thăng cấp bậc hàm với công an, bộ đội
- Bảng lương/phiếu lương/sao kê lương: 3-6 tháng gần nhất
- Giấy xác nhận lương/Giấy xác nhận công tác/Giấy xác nhận thu nhập
Người về hưu
- Sổ hưu/Quyết định nghỉ hưu
- Phiếu lương hưu/sao kê tài khoản nhận lương hưu: 3-6 tháng gần nhất
Chủ doanh nghiệp & Chủ hộ kinh doanh cá thể
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Tờ khai thuế 3 tháng gần nhất
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
Thành viên góp vốn/cổ phần
- Giấy xác nhận góp vốn nếu là thành viên góp vốn
- Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần nếu góp cổ phần
- Chứng từ thể hiện thu nhập từ góp vốn, từ cổ tức góp cổ phần…
Nông dân, ngư dân, diêm dân, người trồng rừng…
- Giâý chứng nhận quyền sử dụng đất
- Hình ảnh minh họa
- Giấy xác nhận thu nhập của UBND phường xã
Cho thuê tài sản
- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản: sổ đỏ, sổ hồng, cà vẹt xe hơi…
- Hợp đồng cho thuê tài sản
- Chứng từ thanh toán tiền cho thuê tài sản
Hồ sơ chứng minh tài chính
- Sổ tiết kiệm: bản gốc và bản sao/photo
- Giấy xác nhận số dư: song ngữ Anh – Việt
Hồ sơ về tài sản
- Sổ đỏ, sổ hồng, hợp đồng mua bán căn hộ, cà vẹt ô tô
- Chứng nhận sở hữu cổ phần, góp vốn (nếu không có chứng từ thể hiện thu nhập từ vốn góp, cổ phần)
- Sổ gửi vàng và bất cứ giấy tờ gì thể hiện sở hữu tài sản có giá trị lớn khác
Hồ sơ mục đích
Du lịch
- Lịch trình du lịch
- Đặt phòng khách sạn
- Đặt vé máy bay
- Bảo hiểm du lịch
- Đơn xin nghỉ phép tiếng Anh / quyết định cho đi du lịch
Du học
- Bằng cấp, học bạ, bảng điểm
- Giấy thông báo nhập học
- Kế hoạch học tập
- Đặt vé máy bay: tương tự như phần du lịch
Thăm thân
- Giấy tờ chứng minh quan hệ: email, tin nhắn, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh
- Thư mời hoặc giấy bảo lãnh tài chính nếu người mời chi trả.
- Hồ sơ chứng minh khả năng tài chính của người bảo lãnh
- Lịch trình thăm thân: tương tự như lịch trình du lịch
- Đặt vé máy bay: tương tự như phần du lịch
Công tác
- Quyết định cử đi công tác
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp mời
- Thư mời hoặc giấy tờ chứng từ thể hiện giao dịch giữa công ty đang làm và công ty nước ngoài
- Lịch trình công tác: tương tự như phần du lịch
- Đặt vé máy bay: tương tự như phần du lịch
Thể thức giấy tờ
Tùy loại visa có thể có các yêu cầu sau
Bản gốc giấy tờ
Bản sao y bao gồm: sao y công chứng, bản sao của đơn vị phát hành. Đơn vị nào ban hành văn bản thì có quyền phát hành bản sao. Ví dụ hợp đồng lao động do công ty cấp thì công ty có quyền phát hành bản sao. Tìm hiểu thêm: sao y công chứng là gì?
Bản photo: bản photo hoặc copy từ bản gốc. Có rất nhiều cách gọi giữa bản sao và bản photo gây nhầm lẫn. Có nhiều người gọi bản sao là bản photo. Nhưng nhiều cơ quan mặc định bản sao, bản sao y là bản sao y công chứng
Bản dịch thuật: bản dịch thuật của giấy tờ tiếng Việt sang ngôn ngữ yêu cầu.
Bản dịch thuật công chứng: bản dịch thuật và bản dịch thuật công chứng hoàn toàn khác nhau. Tìm hiểu thêm Dịch thuật công chứng là gì? Có tự dịch thuật công chứng được không?
Bản hợp thức hóa lãnh sự: trường hợp đi sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài thường yêu cầu giấy tờ của Việt Nam phải được hợp thức hóa lãnh sự. Tìm hiểu thêm: hợp thức hóa lãnh sự là gì? Thủ tục ra sao?